Ngày nay, niềng răng là một trong những phương pháp được ưa chuộng hàng đầu để cải thiện thẩm mỹ nụ cười của nhiều người. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, niềng răng giúp nắn, chỉnh răng về đúng chuẩn vị trí trên hàm. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một vài băn khoăn mà nhiều người còn thắc mắc trong quy trình niềng răng. Cụ thể là: “Niềng răng có cần uống thuốc giảm đau không? Uống có ảnh hưởng gì không?” Dưới đây là giải đáp của Nha khoa Thúy Đức về vấn đề này. Cùng theo dõi ngay nhé!
Mục lục
Niềng răng phải uống thuốc giảm đau không?
Niềng răng là phương pháp sử dụng cách khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng để nắn chỉnh răng giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng chính đó là: niềng răng mắc cài (sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài) và niềng răng trong suốt (sử dụng máng niềng bằng nhựa). Mỗi phương pháp có những ưu – nhược điểm riêng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại bài viết này: Các phương pháp niềng răng thẩm mỹ hiện nay
Nhiều người trước khi chỉnh nha thường lo lắng rằng niềng răng sẽ bị đau tuy nhiên thực tế không như vậy. Khi gắn khí cụ lên răng hoặc đeo máng niềng răng, bạn sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau đớn.
Ban đầu, nếu đeo mắc cài, có thể nhiều người sẽ cảm thấy đôi chút vướng víu dụng cụ niềng. 1 – 2 tuần đầu tiên, thỉnh thoảng sẽ có lúc bạn cảm thấy ê răng. Nhưng đừng lo! Cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau thời gian ngắn.
Nếu bạn niềng răng mắc cài, định kỳ 4 – 5 tuần, bạn sẽ phải tới nha khoa để siết dây cung để thay đổi lực tác động lên răng. Bạn có thể cảm thấy hơi ê răng vài ngày sau đó, nhưng nhìn chung cảm giác này hoàn toàn có thể chịu đưng được. Rất ít khi một người phải dùng đến thuốc giảm đau để loại bỏ khó chịu trong thời gian niềng (nếu cần phải sử dụng, bạn có thể uống thuốc giảm đau dạng viên sủi efferalgan hoặc ibuprofen). Đa phần, thuốc giảm đau được sử dụng sau khi bạn nhổ răng để phục vụ cho việc niềng răng.
Lưu ý, để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn, trước khi có ý định sử dụng thuốc giảm đau, bạn hãy tham khảo kỹ lưỡng tư vấn của bác sĩ.
Giải đáp thắc mắc: Niềng răng có phải tiêm thuốc tê không?
Bật mí “mẹo” giảm đau do niềng răng an toàn, hiệu quả tại nhà
Ngoài thuốc giảm đau thì bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp khác giúp giảm đau an toàn ngay tại nhà. Dưới đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên có vai trò rất quan trọng. Ngay cả khi trong quá trình niềng răng, bạn vẫn phải đảm bảo răng miệng được sạch sẽ. Hàng ngày, bạn nên đánh răng nhẹ nhàng và súc miệng bằng nước muối ấm. Khi đó, các loại thức ăn thừa, vi khuẩn bám trên răng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Tình trạng bị sâu răng sẽ không còn là “nỗi ám ảnh”.
Bên cạnh đó, chăm sóc răng đúng cách giúp bảo vệ hàm răng luôn chắc khỏe, trắng sáng. Chỉ sau một thời gian ngắn, diện mạo của bạn sẽ hoàn toàn thay đổi nhờ nụ cười tỏa sáng. Đây không chỉ là niềm ao ước của Phái đẹp mà nam giới cũng rất quan tâm. Quá tuyệt vời phải không nào?
Dành cho bạn:
- 4 trợ thủ giúp bạn vệ sinh răng miệng tốt hơn trong thời gian chỉnh nha
- Đau răng ngậm nước muối có đỡ không?
Chườm nóng hoặc lạnh
Để giảm bớt ê buốt sau khi niềng răng, bạn có thể chườm túi nóng hoặc lạnh tại vị trí đau. Cách thực hiện rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng tích cực.
Đối với cách chườm lạnh, bạn chuẩn bị một chiếc túi không thấm nước. Sau đó cho đá viên lạnh vào bên trong và buộc chặt lại. Còn nếu muốn chườm nóng thì hãy chuẩn bị sẵn chiếc khăn mềm có thấm nước nóng.
Hiện nay, trên thị trường có bán sẵn túi chườm nóng hoặc miếng dán nóng. Đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho những người ưa chuộng sự tiện lợi. Giá cả của những sản phẩm này khá “mềm” nên phù hợp với đa số khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng trong thời gian niềng răng có sao không?
Sử dụng thức ăn mềm
Trong thời gian niềng răng, toàn bộ hàm răng của bạn phải chịu lực tác động từ mắc cài. Nhằm giữ cho răng ổn định, bạn cần tuân thủ hướng dẫn về cách ăn uống của nha sĩ.
Theo tư vấn của các chuyên gia, những loại thức ăn cứng, dai như: Xương động vật, cua biển, ghẹ… nên hạn chế ăn. Phần xương cứng có thể tác động mạnh làm bong mắc cài, gây tổn thương răng. Khi đó, bạn không những phải chịu đựng đau đớn mà còn tốn kém nhiều chi phí điều trị. Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, thịt xay…
Ngoài ra, bạn nên tránh đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết thành phần trong những loại đồ uống này ảnh hưởng đến lớp men răng. Nếu sử dụng quá nhiều, men răng sẽ bị mất đi độ bóng, trắng sáng tự nhiên. Thay vào đó là hàm răng xỉn màu, hoen ố.
Tìm hiểu thêm: Niềng răng nên ăn gì – chế độ ăn thế nào là phù hợp?
Massage nhẹ nhàng cho nướu
Cách massage nướu tại nhà rất đơn giản và an toàn. Trước tiên, bạn làm sạch tay với dung dịch sát khuẩn. Sau đó dùng tay áp lên vùng nướu bị đau và massage nhẹ. Ngoài ra, một số người còn kết hợp đắp gừng tươi, nhỏ tinh dầu trà xanh tại vị trí bị đau. Đợi khi tinh chất ngấm dần thì massage để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đọc thêm: Đau đầu có phải nguyên nhân từ niềng răng?
Sáp nha khoa giúp giảm đau
Sáp nha khoa là sản phẩm bảo vệ các mô mềm trong miệng, chuyên dùng cho những người đang niềng răng mắc cài. Sáp nha khoa được phủ lên trên bề mặt của các mắc cài hay dây cung để tạo ra một vùng đệm, giữ cho bề mặt này trơn mượt, giúp giảm đau và hạn chế sự kích ứng của các khí cụ niềng răng với môi, lưỡi và má của bạn.
Ngoài ra, nếu dây cung bị bung hoặc gãy, lúc này sáp nha khoa là thứ rất hữu dụng để ngăn chặn dây cung đâm vào nướu. Bạn có thể sử dụng nó trong khi chờ gặp bác sĩ chỉnh nha để xử lý vấn đề tiếp theo.
Sáp nha khoa không mùi, không vị (đôi khi một số sản phẩm có hương bạc hà). Nó được làm chủ yếu từ sáp ong, sáp carnauba hay parafin.
Sản phẩm này thường có màu trắng trong để đảm bảo tính thẩm mỹ khi gắn trên mắc cài. Ở nhiệt độ phòng, sáp nha khoa tồn tại ở dạng rắn, nó thường được thiết kế với hình dạng những que nhỏ dài (khoảng 5cm) để bạn có thể dễ dàng làm mềm và tạo hình nhờ hơi ấm của bàn tay.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã giải đáp được thắc mắc “Niềng răng uống thuốc giảm đau có tốt không?”. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Với chuyên môn tốt, kinh nghiệm lâu năm, các bác sĩ sẽ giúp bạn sở hữu bộ răng đều đẹp mà nhiều người mơ ước.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page